Tuesday, December 9, 2014

Có thể bạn đang ngộ nhận khi xây dựng thương hiệu

Thương hiệu của doanh nghiệp là một tài sản vô giá của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp muốn nâng cao tầm vóc của mình, kết nối đến với khách hàng gần hơn thì cần phải có thương hiệu. Tầm quan trọng của thương hiệu thì doanh nghiệp nào cũng đều nắm được, nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn trong việc xây dựng thương hiệu.




Các lãnh đạo doanh nghiệp thường đánh giá thấp hoạt động xây dựng thương hiệu, đây là hoạt động có lợi ích lâu dài nhưng khó mà đánh giá, đo đếm hiệu quả bằng các phương pháp khoa học như là các hoạt động bán hàng, tài chính, cổ phiếu…

Trong một số trường hợp, nhiều người lầm tưởng rằng thương hiệu đồng nghĩa với danh tiếng. Trên thực tế, danh tiếng cùng với thương hiệu là hai tài sản lớn nhất của doanh nghiệp trên thương trường. Nhưng thương hiệu là những hình ảnh mà doanh nghiệp tạo dựng trong tâm trí khách hàng, đối tác còn danh tiếng là kết quả của quá trình xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là tạo cho mình một bộ thiết kế nhận diện thương hiệu. Thương hiệu được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những hình ảnh và hoạt động của công ty từ biểu tượng, con người, website, hoạt động bán hàng, … Thương hiệu là tài sản giá trị của doanh nghiệp nó có thể làm tăng doanh số bán hàng, tạo nên sự an tâm, tin tưởng nơi khách hàng, nâng cao lợi nhuận, thu hút nhân tài và thậm chí rằng những thương hiệu mạnh thường được đo bằng số liệu tài chính.



Rõ ràng việc xây dựng thương hiệu mang đến những tác dụng to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng trong quá trình xây dựng chúng ta thường có những ngộ nhận sau đây:

+ Làm ra một sản phẩm tốt thì nó sẽ thành công. Nhưng thực tế rằng bạn sẽ thành công khi bán những sản phẩm mà khách hàng muốn mua chứ không phải các sản phẩm và khách hàng cần, khi khách hàng đã xác định họ cần những sản phẩm gì thì họ sẽ tìm kiếm và có nhiều lựa chọn.

+ Bạn nghĩ rằng những gã khổng lồ luôn thành công trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu? Hoàn toàn sai lầm vì không một thương hiệu nào có thể nắm bắt hoàn toàn xu thế tiêu dùng của khách hàng. Nghĩa là không một thương hiệu nào đủ lớn để đứng ngoài các thảm họa thương hiệu.

+ Tung ra các sản phẩm mới để đánh bóng, hỗ trợ quảng bá thương hiệu. Nhưng theo các cuộc khảo sát, 80% các sản phẩm mới không thành công khi bắt đầu giới thiệu ra thị trường, hơn 10% khác không đạt được hiệu quả trong thời gian 5 năm đầu.

+ Những thương hiệu lớn là vì họ có tài chính lớn chi mạnh cho các hoạt động quảng cáo. Thực tế rằng hoạt động quảng cáo chỉ đẩy nhanh việc quảng bá thương hiệu trong nhất thời, khó có thể lâu dài và có chi phí cao, tất nhiên quảng cáo hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động xây dựng thương hiệu. Ngày nay có nhiều phương pháp để hoạt động quảng bá, xây dựng thư tạo như tạo ra các trào lưu trên mạng xã hội, quảng bá thương hiệu bằng digital marketting…

+ Tạo ra các thương hiệu cho sản phẩm. Phương pháp này chỉ đúng với các sản phẩm có vòng đời dài. Ngày nay khi các sản phẩm được liên tục cải tiến cả về chất lượng và mẫu mã điều này có nghĩa là vòng đời của sản phẩm có xu hướng ngày càng rút ngắn, có khi xuống dưới một năm thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không còn phù hợp và gây ra lãng phí. Giải pháp thay thế là các doanh nghiệp chỉ nên xây dựng một thương hiệu và tạo ra các thương hiệu con ăn theo để khách hàng phân biệt các sản phẩm với nhau.

+ Bạn nghĩ rằng thương hiệu mạnh sẽ bảo vệ cho sản phẩm? Nhưng thực tế là sản phẩm tốt sẽ xây dựng thương hiệu vì nếu sản phẩm của bạn không tốt thì uy tín của thương hiệu sẽ sụt giảm, giá trí của thương hiệu ngày càng tệ trong mắt khách hàng.

+ Tập trung ý tưởng vào sản phẩm. Thực tế là xu hướng ngày nay các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và tập trung vào phát triển các ý tưởng phía sau sản phẩm đó, ý tưởng bền vững này cũng sẽ xuất hiện trong nhiều đời sản phẩm sau đó.



Làm thương hiệu là công việc cần được chú trọng và đầu tư lâu dài. Xây dựng thương hiệu là xây dựng biểu tượng (thiết kế logo) trong lòng khách hàng. Bí quyết xây dựng một thương hiệu thành công là hãy chọn ra một con đường và kiên định con đường bạn chọn. Nếu bạn có bí quyết gì muốn chia sẽ cùng mọi người hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

No comments:

Post a Comment